Trình độ Đăng Nhập Home
Xem hình
Dạy con kiểu Âu - kiểu Á
Lớp có một cô bé người TQ, giờ chơi nào cũng ngồi ngơ ngẩn một góc. Cô giáo hỏi: “Con đang làm gì thế?”, câu trả lời luôn là: “Con không làm gì”. “Thế con có muốn làm gì ko?” “Con không, con chẳng biết làm gì bây giờ.” Nếu tiếp theo cô bảo: “Hay là con có muốn chơi đất nặn ko (hoặc chơi bóng/vẽ... ko?” thì lập tức cô bé hớn hở làm đúng việc được gợi ý. Ngược lại nếu cô giáo không nói gì, cô bé sẽ ngồi vơ vẩn một chỗ đến tận trưa, trong khi bạn bè náo nhiệt chạy ra chạy vào. Các cô giáo đều thắc mắc vì sao cô bé này luôn ngồi một chỗ, không chọn trò chơi hay việc gì để làm cả, cho đến khi gặp mẹ cô bé trong buổi phụ huynh đến thăm trường. Suốt cả buổi sáng, cô bé bận rộn làm những gì mẹ chỉ: “Con làm thiệp cho ba nhé. Sắp đến Ngày của cha rồi.” “Con nấu bữa sáng cho em trai nhé. Em thích ăn trứng đấy.” Mỗi lần được mẹ chỉ là cô bé lại hớn hở đi chơi và quay về với một sản phẩm để khoe với mẹ rồi lại tiếp tục đi chơi trò khác theo gợi ý của mẹ. Thì ra đó là cách mà bé thường chơi - chơi theo gợi ý của mẹ.
Không có gì sai trong việc mẹ lên kế hoạch cho bé chơi, chỉ là cách mà bé chơi ở nhà khác với cách mà bé sẽ chơi ở lớp. Các mẹ có con đang học mẫu giáo ở NZ sẽ có thể cần biết điều này: quan điểm trọng tâm của giáo trình nhà trẻ mẫu giáo ở đây là chơi, nghĩa là tự do khám phá, tự do lựa chọn hoạt động và học qua việc chơi. Quan điểm này hoàn toàn khác với quan điểm của chúng ta về việc học của trẻ. Chúng ta mong chờ họ tổ chức hoạt động, lựa chọn đồ chơi, kích thích sự sáng tạo, nâng cao trí thông minh, phát triển ngôn ngữ cho trẻ... còn họ lại cho rằng con sẽ tự học trong quá trình vui chơi. Vậy giáo viên họ làm gì? Họ chơi! Thật sự vậy! Việc của họ là chơi cùng trẻ, giúp trẻ khám phá, mạo hiểm, vượt qua thử thách, đẩy lùi giới hạn và đạt được những kĩ năng và năng lực mới. Thay vì chuẩn bị sẵn vài hoạt động mà họ cho là tốt, họ sẽ quan sát và lắng nghe để biết trẻ thích gì, quan tâm gì, muốn làm gì và tìm cách mở rộng kiến thức cho trẻ thông qua việc chuyện trò với những câu hỏi gợi mở, rồi sau đó mới bổ sung cơ hội học cho trẻ bằng những trải nghiệm mới trên cơ sở những gì họ đã biết về mối quan tâm và quỹ kiến thức của trẻ. Ví dụ như biết rằng bé thích động vật, cô sẽ đưa đi trang trại ngắm và chơi với bò cừu, nhưng cô đưa đi vì bé thích, ko phải vì đó là kế hoạch của trường và bé ko thích cũng phải đi.
Sự khác nhau giữa trường và gia đình khiến phụ huynh Châu Á thường thất vọng vì thấy con ko “học” được gì cả. Nhưng quan trọng hơn là bản thân đứa trẻ bị bối rối, khó hiểu khi ở nhà chơi một kiểu, đến lớp chơi kiểu khác. Đó là chưa kể có bé còn mạnh mẽ đòi quyền tự quyết ở nhà, không đồng ý cho bố mẹ quyết định hộ hoặc chỉ bảo phải làm việc này việc kia. Hẳn là sẽ có vài phụ huynh thở dài: “Cứ tưởng du học thì tốt thế nào chứ!” Tội nghiệp nhất là đứa trẻ - lớn lên giữa hai luồng quan điểm mà quá nhỏ để phân biệt sự khác nhau.
Quan điểm không thống nhất giữa gia đình và nhà trường không bao giờ là tốt. Do vậy mấy nhà vừa hỏi mình về việc cho con đi du học cũng cân nhắc nhé. Mẫu giáo thôi mà quan điểm chủ đạo cũng khác rồi, trung học hay đại học chắc còn khác nữa. Ko thay đổi được nhà trường thì chỉ có thể là bố mẹ thay đổi bản thân thôi. Không thay đổi được thì lại thất vọng: “Đi Tây về học toàn thói xấu! Con cái gì mà cãi nhem nhẻm, còn dám không nghe lời!”



HÃY TẠO TÀI KHOẢN VÀ ĐĂNG NHẬP

Bài học sẽ chi tiết hơn, nhiều kỹ năng hơn và có nhiều hỗ trợ giúp bạn học hiệu quả và mau tiến bộ. Hãy ĐĂNG NHẬP vào hệ thống để truy cập mục quản lý việc học của bạn. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy TẠO TÀI KHOẢN tại đây. Việc đăng ký và gia hạn tài khoản là hoàn toàn miễn phí. Trong thời gian tới, ngoài hệ thống bài không yêu cầu đăng nhập ra thì e4k.vn sẽ soạn một số bài dành riêng cho member và học viên đòi hòi bạn phải đang nhập mới có thể học được. Hãy tạo tài khoản sớm và bạn và trải nghiệm những lợi ích mà Website mang lại cho thành viên.
Sau khi tạo tài khoản, Website sẽ tự động gửi link kich hoạt tài khoản vào email của bạn. GMAIL và YAHOO có thể kiểm duyệt và chuyển thư gửi tự động sang mục SPAM, bạn check cả 2 mục này và kích hoạt tài khoản nhé. Khi bạn đăng nhập, Website sẽ giúp bạn lưu lại thông tin mỗi lần bạn làm bài, nhờ đó bạn có thể giám sát được quá trình học cũng như nhận được các lời khuyên liên quan giúp việc học của bạn hiệu quả hơn. Mình lấy ví dụ một hình minh họa khi mình code và chạy thử ở phía dưới. Bạn có thể tham khảo.
Cảm ơn các bạn đã ghé qua website và hi vọng bạn có thể cải thiện kỹ năng tiếng anh qua các bài học.


Home   |  Page   |  Group   |  About Us
English for Kids là một phần của ELT, được thực hiện bởi
cô Huyền, thầy Sơn 2 bạn BiBi và Susie.
Chi phí duy trì server được sponsored bởi nhapkhau.top
Nếu bạn có lòng hảo tâm ủng hộ hãy tùy tâm chuyển khoản chung tay duy trì server cùng chúng tôi. Thông tin: Ngân hàng Techcombank. Chủ tài khoản: Phạm Thanh Sơn.
Số TK: 11521416740013 .
Xin chân thành cảm tạ
!