Trình độ Đăng Nhập Home
Xem hình
Nuôi dạy con gái - P2
Mình viết tiếp về phương pháp nuôi dạy con gái trưởng thành mạnh mẽ và độc lập. Phần này rất đáng đọc thậm chí cả với con trai, vì kỉ luật là một trong những điều chúng ta thường cố gắng tạo ra nhưng đôi khi cách thức chúng ta tạo kỉ luật cần được điều chỉnh.
3. Dạy con về kỉ luật
Kỉ luật không phải nhằm mục tiêu tạo ra đứa trẻ biết nghe lời. Kỉ luật tốt sẽ tạo ra đứa trẻ nhận thức tốt giới hạn và điểm dừng, đồng thời đủ mạnh mẽ và nội lực để nói “Không” đúng lúc. Một đứa trẻ biết dừng lại khi cha mẹ nói: “Mẹ/Ba không thoải mái khi con làm thế” hay “Thế là sai!” cũng sẽ biết cứng cỏi dùng cách nói đó khi đối diện tình huống nó không muốn người khác bước qua giới hạn đối với mình, chẳng hạn như một ngày nào đó con gái của bạn đi chơi về khuya cùng một đám bạn đã say xỉn và tụi bạn đang đẩy nó lên xe do một đứa say khướt lái. Chắc chắn bạn sẽ muốn con của mình đủ mạnh mẽ để trả lời: “Tớ không muốn đi. Bạn ấy say lắm rồi!” thay vì “Lúc đó con sợ nói thế các bạn không vui.” hoặc “Con cảm thấy rất bối rối, ko biết nên làm thế nào cho phải”. Đứa trẻ luôn nghe lời sẽ tiếp tục nghe lời khi nó không muốn bạn bè cảm thấy mình trái ý, nhưng đứa trẻ biết kỉ luật sẽ suy nghĩ kĩ càng ngay cả khi có áp lực từ bên ngoài, nó biết mình muốn gì và biết giới hạn ở đâu. Bố mẹ nào cũng muốn con gái mình đủ mạnh mẽ và độc lập như vậy, vì thế hãy tạo ra kỉ luật một cách sáng suốt.
- Bạn không nên nóng giận, ồn ào hay đánh đập. Làm cho trẻ sợ hãi sẽ khiến trẻ nghe lời, nhưng đồng thời cũng làm cho trẻ thụ động.
- Hãy dành thời gian nói chuyện đúng-sai rõ ràng với trẻ, hãy tạo cơ hội cho trẻ phân tích và nhận thức vấn đề, tự nghĩ hướng hành động đúng.
- Với lứa tuổi teen cần kiên nhẫn và khuyến khích con bằng quy định và thưởng phạt nghiêm minh: Con phải khắc phục hậu quả của việc làm sai; con phải bị phạt bằng biện pháp đúng (ví dụ như hạn chế quyền lợi xem phim, nghe nhạc, dùng điện thoại, đi chơi...); con phải chứng minh bằng hành động rằng mình sẽ không lặp lại lỗi sai trước đó.
- Với lứa tuổi nhỏ hơn thì tốt nhất kỉ luật phải được thực hiện tại chỗ ngay tại thời điểm xảy ra vấn đề. Ba/mẹ chỉ ra lỗi sai, làm mẫu cách nói và cách xử lý vấn đề đúng; con làm lại theo mẫu trong khi ba mẹ quan sát và ba mẹ sẽ theo dõi cách con xử lý tình huống nếu lỗi sai lặp lại. Ví dụ cụ thể: Lily muốn anh trai Jake nhường mình trong lúc chơi cầu trượt. Jake không nhường khiến Lily rất cáu và bé đã gào lên với anh. Mẹ bé đợi cho Lily bình tĩnh lại rồi dẫn bé lại chỗ Jake và bảo bé hãy nói với anh một cách bình tĩnh và lịch sự: “Anh cho em chơi với được không?” Ngày hôm sau khi tình huống tương tự xảy ra, mẹ bé hỏi: “Thế con có đề nghị anh một cách bình tĩnh và lịch sự không?” Tất nhiên Jake cũng được mẹ nhắc nhở rằng con nên chia sẻ và chơi với em. Còn Lily thì học được một bài học là Không nên gào thét và cư xử thô lỗ.
Việc tạo lập kỉ luật cho các bé luôn đi theo một quy trình rất rõ ràng: giúp con bình tĩnh và nhìn nhận vấn đề - làm mẫu cho con giải quyết vấn đề - quan sát con làm theo hướng dẫn - để con tự giải quyết. Trong quá trình lớn lên, trẻ cần học nhiều điều và kỉ luật là một trong những điều cần học. Một đứa trẻ la hét, giành đồ chơi, ném đồ chơi, đánh cắn bạn... không hẳn là một đứa trẻ hư mà là một đứa trẻ chưa biết làm gì cho đúng - chưa biết thể hiện sự tức giận đúng cách, chưa hiểu về sở hữu và chia sẻ, chưa biết nói chuyện lịch sự, chưa biết thể hiện tình cảm... Do vậy khi trẻ làm sai thì cần được dạy. La hét, đánh đập, quát tháo... có thể khiến trẻ sợ mà làm theo nhưng không giúp trẻ hiểu rõ vấn đề và nhận thức giới hạn. Người lớn cần bình tĩnh và chấp nhận cảm giác của trẻ: “Mẹ hiểu là con đang rất tức giận”; “Ba biết là con rất buồn”... “Nhưng khi nào con thật bình tĩnh thì chúng ta sẽ nói chuyện”. Và bạn đợi đến khi cơn cáu kỉnh/buồn bực của trẻ qua đi để bắt đầu giúp trẻ giải quyết vấn đề và nhận thức giới hạn, chỉ cho trẻ điều mà nó cần học: “Con cần học cách nói ra con muốn gì” “Con cần học cách lắng nghe/giải thích/ chia sẻ...” Khi bạn dạy được về kỉ luật mà không cần đến đòn roi hay mắng nhiếc, bạn đạt được vài mục đích cùng một lúc:
- Con bạn học được cách xử lý tình huống và độc lập xử lý tình huống tiếp theo;
- Con bạn biết đâu là giới hạn và sẽ không gây ra sự cố lần nữa;
- Con bạn tin yêu và coi ba/mẹ như bạn bè;
- Bạn tránh được việc tự làm sức khoẻ mình tệ đi vì cáu giận với con;
- Bạn tránh được nỗi hối hận vì đánh con quá tay hoặc làm tổn thương con vì nói quá lời;
- Con bạn biết kỉ luật nhưng không thụ động, răm rắp nghe lời người lớn, biết bảo vệ bản thân khi gặp tình huống gây tổn thương đến nó. (Rất nhiều người lớn hay mắng mỏ con: “Vì sao bị người lạ doạ một câu là sợ?” Bạn thử nghĩ xem nếu con sợ tất cả người lớn trong nhà (và tất cả người lớn ở trường) thì đi ra đường nếu có sợ thêm người lớn khác thì cũng có gì lạ lắm đâu?)



HÃY TẠO TÀI KHOẢN VÀ ĐĂNG NHẬP

Bài học sẽ chi tiết hơn, nhiều kỹ năng hơn và có nhiều hỗ trợ giúp bạn học hiệu quả và mau tiến bộ. Hãy ĐĂNG NHẬP vào hệ thống để truy cập mục quản lý việc học của bạn. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy TẠO TÀI KHOẢN tại đây. Việc đăng ký và gia hạn tài khoản là hoàn toàn miễn phí. Trong thời gian tới, ngoài hệ thống bài không yêu cầu đăng nhập ra thì e4k.vn sẽ soạn một số bài dành riêng cho member và học viên đòi hòi bạn phải đang nhập mới có thể học được. Hãy tạo tài khoản sớm và bạn và trải nghiệm những lợi ích mà Website mang lại cho thành viên.
Sau khi tạo tài khoản, Website sẽ tự động gửi link kich hoạt tài khoản vào email của bạn. GMAIL và YAHOO có thể kiểm duyệt và chuyển thư gửi tự động sang mục SPAM, bạn check cả 2 mục này và kích hoạt tài khoản nhé. Khi bạn đăng nhập, Website sẽ giúp bạn lưu lại thông tin mỗi lần bạn làm bài, nhờ đó bạn có thể giám sát được quá trình học cũng như nhận được các lời khuyên liên quan giúp việc học của bạn hiệu quả hơn. Mình lấy ví dụ một hình minh họa khi mình code và chạy thử ở phía dưới. Bạn có thể tham khảo.
Cảm ơn các bạn đã ghé qua website và hi vọng bạn có thể cải thiện kỹ năng tiếng anh qua các bài học.



CÁC PHẦN TIẾP THEO CỦA BÀI HỌC
Nuôi dạy con gái

Home   |  Page   |  Group   |  About Us
English for Kids là một phần của ELT, được thực hiện bởi
cô Huyền, thầy Sơn 2 bạn BiBi và Susie.
Chi phí duy trì server được sponsored bởi nhapkhau.top
Nếu bạn có lòng hảo tâm ủng hộ hãy tùy tâm chuyển khoản chung tay duy trì server cùng chúng tôi. Thông tin: Ngân hàng Techcombank. Chủ tài khoản: Phạm Thanh Sơn.
Số TK: 11521416740013 .
Xin chân thành cảm tạ
!